Kết cấu thép xây xựng là phương pháp xây dựng kiên cố. Nó với khả năng chịu lực, chịu nhiệt cao và chi phí tiết kiệm. Hơn thế nữa, những công trình được xây dựng bằng kết cấu thép có sự bền vững theo năm tháng, bất chấp thời tiết khắc nghiệt tại Việt Nam. Hiện nay, kết cấu thép xây dựng phát triển với những tiêu chuẩn và quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Cùng EMC tìm hiểu về tổng quan ngành kết cấu thép trong năm 2024 nhé.
Kết cấu thép xây dựng là gì?
Kết cấu thép xây dựng là các công trình có cấu trúc kim loại được liên kết với nhau. Chúng thường có có khả năng chịu lực, chịu nhiệt và chịu tải cao. Với đặc tính cứng, chắc chắn nên thép phù hợp cho các công trình mà đòi hỏi ít nguyên liệu hơn các loại kết cấu khác. So với các kết cấu bê tông hay gỗ thì kết cấu thép được sử dụng phổ biến hơn nhiều. Một số ứng dụng tiêu biết trong ngành kết cấu thép xây dựng như:
Nhà máy công nghiệp nặng, các sân vận động nhà cao tầng, cầu, đường, hầm, sân bay...
*Cấu kiện thép là vật liệu cây dựng thép được chế tạo với hình dạng và thành phần hóa học cụ thể để phù hợp với từng yêu cầu kỹ thuật của từng dự án.
Lợi ích khi sử dụng kết cấu thép trong ngành xây dựng
Việc sử dụng kết cấu thép trong xây dựng mang lại nhiều lợi ích. Đặc biệt là trong việc xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và thương mại. Dưới đây là một số lợi ích của việc sử dụng kết cấu thép:
- Có sức mạnh và độ bền cao. Kết cấu thép có khả năng chịu tải tốt, đồng thời có độ bền và sức mạnh cao. Với ưu điểm này gúp các công trình xây có độ bền cao.
- Có thời gian thi công ngắn. Xây dựng bằng kết cấu thép có thời gian lắp đặt nhanh chóng hơn xây dựng truyền thống. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian thi công.
- Giúp tiết kiệm chi phí. Mặc dù chi phí ban đầu của kết cấu thép có thể cao, nhưng nó có thể tiết kiệm chi phí trong quá trình xây dựng và bảo trì do thời gian thi công ngắn và độ bền cao.
- Khả năng chống chịu các yếu tố thiên nhiên. Kết cấu thép thường có khả năng chống chịu lực tốt từ động đất, bão, và các tác động môi trường khác.
- Tính ổn định và chính xác trong thiết kế. Kết cấu thép được sản xuất với kích thước và hình dạng chính xác, giúp đảm bảo tính ổn định của công trình. Nó còn dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác như điện, nước, và thông gió.
- Khả năng tái chế và thân thiện với môi trường. Thép là một vật liệu có thể tái chế, giúp giảm lượng rác thải xây dựng.
- Tính linh hoạt trong thiết kế. Kết cấu thép cho phép tạo ra những công trình có hình dạng và kiến trúc phức tạp mà không gặp nhiều hạn chế.
- Khả năng mở rộng và sửa chữa dễ dàng. Kết cấu thép giúp việc mở rộng hoặc sửa chữa công trình trở nên dễ dàng hơn. Chúng không làm ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc chính.
Phân loại kết cấu thép chính
Kết cấu thép xây dựng được sử dụng tại các công trình với đủ loại và kích thước. Dưới đây là một phân loại chính của kết cấu thép dựa trên chức năng và ứng dụng trong xây dựng:
Kết cấu thép cho nhà dân dụng.
- Kết cấu thép thường được sử dụng để xây dựng nhà phố và các tòa nhà căn hộ.
- Trong các dự án cao cấp, kết cấu thép có thể được ứng dụng để tạo ra kiến trúc độc đáo cho các biệt thự cao ốc.
Kết cấu thép cho công trình công nghiệp.
- Hiện nay các nhà xưởng, nhà máy công nghiệp đa số đều được xây dựng bằng kết cấu thép.
- Các công trình nhà kho logitics đòi hỏi sự kiên cố cũng được xây dựng bằng kết cấu thép.
Kết cấu thép cho công trình giao thông.
- Kết cấu thép được sử dụng để xây dựng cầu để vượt qua các địa hình khó khăn.
- Trong các công trình giao thông công cộng, kết cấu thép có thể được ứng dụng để tạo ra các khuôn viên như nhà ga và trạm xe lửa.
Kết cấu thép cho công trình công cộng.
- Kết cấu thép thường được sử dụng để xây dựng sân vận động và nhà thi đấu với khả năng chịu tải cao. Ví dụ như 2 sân vận động Lusail Iconic và Ras Abu phục vụ cho World Cup 2022 ở Qatar.
- Các công trình với yêu cầu không gian mở và linh hoạt như trung tâm hội nghị và triển lãm.
Kết cấu thép cho công trình thương mại.
- Kết cấu thép thường được sử dụng để xây dựng các tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại.
- Các công trình nghỉ dưỡng khách sạn và resor có thể sử dụng kết cấu thép để tạo ra kiến trúc độc đáo.
Kết cấu thép cho công trình năng lượng.
- Các nhà máy bằng thủy điện, nhiệt điện cũng có thể xây dựng bằng kết cấu thép.
- Công trình năng lượng mặt trời và gió cho cấu trúc hỗ trợ.
Những ứng dụng khác nhau này đòi hỏi tính linh hoạt và khả năng chịu tải khác nhau từ phía kết cấu thép. Do đó, quy trình thiết kế và sản xuất sẽ được điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng loại công trình.
Quy trình sản xuất kết cấu thép xây dựng
Quy trình sản xuất kết cấu thép trong ngành xây dựng trải qua 7 giai đoạn. Từ giai đoạn lên thiết kế đến giai đoạn hoàn thiện sản phẩm. Dưới đây là một tóm tắt về quy trình sản xuất kết cấu thép:
Bước 1: Thiết kế.
Lên thiết kế, bản vẽ của công trình.
Bước 2: Cắt, xẻ tấm kim loại bản mã.
Sử dụng máy cắt kim loại để gia công cắt tấm thép theo kích thước và thiết kế ban đầu. Quá trình này sẽ dùng máy cắt laser để cắt các chi tiết có độ chính xác cao.
Bước 3: hàn.
Tiến hành hàn các chi tiết lại với nhau để tạo ra kết cấu lớn.
Bước 4: Lắp ráp.
Các thành phần lớn sau đó được lắp ráp thành kết cấu hoàn chỉnh.
Bước 5: Kiểm Tra Chất Lượng.
Đảm bảo các mối hàn đảm bảo chúng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng. Kích thước và hình dạng của kết cấu cần đảm bảo chúng đáp ứng yêu cầu thiết kế.
Nước 6: Xử lý bề mặt.
Bề mặt của kết cấu có thể được phủ mạ để bảo vệ khỏi ăn mòn và tăng tính thẩm mỹ.
Bước 7: Lắp đặt.
Các thành phần của kết cấu được lắp đặt và hàn lại tại công trình xây dựng.
Quy trình này có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào loại kết cấu thép cụ thể và yêu cầu của dự án. Đối với các dự án lớn, quy trình sản xuất có thể tích hợp nhiều công nghệ tự động để tăng hiệu suất và chất lượng.
Xem thêm: 7 bước chính của quy trình chế tạo kết cấu thép